Chứng kiến cậu con trai đờ đẫn, chìm đắm vào game online; chị Lê Hải Yến đã tìm mọi cách giúp con cai nghiện game. 

Cậu con trai nghiện game

Chị Lê Hải Yến (quận Phú Nhuận, TP.HCM); có cậu con trai tên là Gia Huy; từ khi học lớp 6 cậu bé này đã nổi danh vì quá nghiện game. Học ở trường quốc tế; Gia Huy thường xuyên được bạn bè trả tiền để “cày thuê”; nâng cấp nhân vật trong game. Vì ở nội trú; nên cứ cuối tuần cậu bé mới về nhà. Chính vì thế mà gia đình cũng không có nhiều thời gian để kèm cặp con trai.

Mặc dù vậy; nhà chị Yến bắt đầu phát hiện ra điều này khi mỗi lần về nhà; cậu bé gần như không tiếp xúc với mọi người. Cả ngày ôm rịt máy tính; đến bữa ăn; cậu xúc một bát to chất đầy thức ăn rồi quay lại với trò chơi đang dang dở. Có lần bị mẹ mắng; Gia Huy trốn ra quán net; ngồi đến khi đói mới về nhà.

Gia đình chị Yến đã  tìm đủ mọi cách để ngăn chặn cậu bé chơi game trong một năm rưỡi. Từ khuyên nhủ; quát mắng đến đòn roi nhưng cậu con trai vẫn không hề thay đổi. Khi họ hàng biết chuyện của Gia Huy; ai cũng lắc đầu. Cũng vì điều này mà không khí gia đình luôn trong trạng thái căng thẳng.

Hết cách này đến cách khác vẫn không khuyên bảo được con. Chị Yến đã tìm sách, mạng Internet; rồi tìm hiểu những gia đình có con nghiện game khác; để xem phương pháp nào là phù hợp. Và may mắn; người mẹ này tìm được cuốn sách nói về cách giáo dục và nuôi dạy con. Cũng nhờ đó; chị hiểu rằng muốn con thay đổi; chính bố mẹ cũng cần phải thay đổi.

Nỗ lực của cả gia đình

Việc đầu tiên người phụ nữ này làm chuyển trường, chuyển nhà cho con. Ở trường mới, Huy không học nội trú nên ngoài giờ học; cậu thường xuyên ở bên mọi người trong gia đình. Xung quanh nhà mới không có các quán internet; cũng ở xa nhóm bạn thường rủ rê chơi game. Những ngày đầu của quá trình cai game cho con; bà mẹ 37 tuổi thường xuyên mời người thân đến nhà chơi. Khi Huy đang chăm chú vào trò chơi, mọi người nhờ vả liên tục khiến việc chơi game bị đứt quãng. Ban đầu, cậu bé tỏ ra khó chịu; thậm chí phản ứng mạnh khi bị làm phiền. Tuy nhiên, sau mỗi lần hoàn thành công việc, nhận được lời khen của mọi người, cậu bé thấy dễ chịu hơn.

 Vợ chồng chị Yến còn tìm cách bí mật tự ngắt mạng wifi của nhà để con trai không thể chơi được nữa. Việc làm gián đoạn những màn game của Gia Huy tiếp tục được tăng cấp bằng cách vô hiệu hóa những thiết bị điện tử như iPad hay laptop. Tuy nhiên mọi thứ vẫn để ngay vị trí cũ để cậu bé làm quen dần với việc không đụng đến thiết bị ngay cả khi trong tầm mắt.

Tivi trong nhà, người mẹ thường bật các chương trình về cách giáo dục cũng như đạo làm người để con cùng nghe. Muốn con hiểu được bản thân là một người có ích trong gia đình, chị thường xuyên nhờ con làm một số việc vặt rồi liên tục khen ngợi, khích lệ. Buổi trưa đi học về, cậu bé cũng được mẹ hướng dẫn nấu cơm rửa chén bát trước khi đến giờ học chiều. Đồng hành với mẹ, người bố cũng dành thời gian đưa con trai đi chơi, nói chuyện nhiều hơn. Anh Huỳnh cũng thường trổ tài làm những món Huy thích như gỏi cuốn hay khoai tây rán.

Hạnh phúc đã mỉm cười

Sang tuần kế tiếp, Huy đã tự nguyện giúp mẹ những công việc trong gia đình như nấu cơm, quét dọn. Cậu bé 14 tuổi được sử dụng lại máy tính nhưng lần này không hề động đến game. Thời gian rảnh cậu cùng em trai 9 tuổi chơi cờ, nuôi cá, thổi sáo, học đàn hay làm phim hoạt hình… Hè vừa qua hai anh em về nhà ông bà ngoại ở dài ngày, Huy cũng không sờ vào một thiết bị điện tử nào mà dành thời gian trò chuyện với người thân, tập thể dục hay chơi với em trai.

Nguồn: https://vnexpress.net

Thư Thư