Trước khi mong muốn con trở thành người thành công; hãy biến những đứa trẻ này trở thành người có lòng tốt. 

Khi lòng tốt đang bị bỏ quên

Thực trạng cuộc sống ngày nay khiến nhiều cha mẹ quá chú trọng đến thành tích; đến nỗi họ quên mất việc phải nuôi dưỡng lòng tốt cho con cái của mình. Họ coi những giải thưởng hay những danh hiệu con cái đạt được là danh dự cá nhân của chính họ. Và dĩ nhiên với những bậc cha mẹ này; mỗi thất bại của con cái khiến họ xấu hổ vì cho rằng điều đó phản ánh sự nuôi dạy kém cỏi của cha mẹ.

Một số cha mẹ khác lại mang sự cạnh tranh trong thế giới khốc liệt; để làm lý do ngăn cản lòng tốt của con trẻ. Họ cho rằng trong xã hội hiện đại như ngày nay; đôi khi lòng tốt sẽ khiến người ta trở nên yếu đuối. Một dẫn chứng đưa đưa ra là phụ huynh có khuynh hướng không can thiệp khi trẻ mẫu giáo chơi đồ chơi một cách ích kỷ. Vì họ nghĩ đây là cách để con cái tự lập. Đồng thời; họ quan tâm đến việc giáo dục sao cho con cái biết cách nói chữ không; hơn là giúp cho con biết cách sẻ chia.

Thực tế thì không có lý do gì cha mẹ ít chú trọng đến việc dạy con cái quan tâm. Bao gồm cả quan tâm đến người khác và cả chính bản thân mình. Đó chính là bài học để vừa tử tế vừa tự trọng. Bài học này có thể không bắt buộc trẻ phải tuân theo mọi lúc; mọi nơi. Tuy nhiên; chúng sẽ học được nguyên tắc có đi có lại. Và dĩ nhiên; những đứa trẻ này biết cách đối xử tốt hơn với những người giúp đỡ mình.

Dạy trẻ quan tâm đến người khác 

Có nhiều bằng chứng cho thấy những đứa trẻ giúp đỡ người khác cuối cùng sẽ đạt được nhiều hơn những trẻ không giúp đỡ. Học sinh cấp hai khi giúp đỡ, hợp tác, và chia sẻ với bạn bè cũng đạt điểm thi cao hơn so với học sinh không tốt bụng. Hơn nữa, học sinh lớp tám đạt thành tích học tập cao nhất không phải là người đạt điểm cao nhất năm năm về trước, mà là học sinh được thày cô bạn bè lớp ba đánh giá là tốt bụng nhất. Và học sinh cấp hai có cha mẹ đánh giá cao sự giúp đỡ; tôn trọng và tốt bụng hơn là học tập xuất xắc.

Một phần, bởi vì quan tâm tới người khác thúc đẩy các mối quan hệ hỗ trợ và giúp phòng ngừa trầm cảm. Sinh viên quan tâm đến người khác cũng có xu hướng coi việc học tập là sự chuẩn bị để đóng góp cho xã hội – một triển vọng giúp họ say mê học tập thậm chí khi học tập rất buồn tẻ. Điều này có lẽ là do giúp đỡ người khác mang lại việc học tập rộng hơn; và mối quan hệ sâu sắc hơn; và cuối cùng dẫn đến sáng tạo hơn, năng suất hơn.

Lòng tốt khiến trẻ hạnh phúc hơn

Trong một thực nghiệm, những đứa trẻ đang chập chững tập đi được cho bánh quy, rồi yêu cầu chúng cho bánh cho một con rối “ăn” và con rối sẽ nói “ngon”. Các nhà nghiên cứu đánh giá biểu cảm khuôn mặt, và thấy rằng trẻ khi chia sẻ bánh hạnh phúc hơn rất nhiều so với khi nhận bánh. Và trẻ hạnh phúc nhất khi chia sẻ bánh từ bát của mình, hơn là từ bát của trẻ khác.

Tất nhiên; chúng ta nên khuyến khích con cái làm hết sức mình và phải tự hào và vui mừng vì thành tích; nhưng không nhất thiết phải hy sinh những điều này vì lòng tốt. Kết quả thực sự cho việc nuôi dưỡng của cha mẹ không phải thành tích của con cái, mà nuôi dạy con trở thành người như thế nào và con cái đối xử với người khác ra sao. Nếu bạn dạy con cái trở nên tốt bụng, bạn không chỉ cho con cái bạn thành công. Bạn cũng gây dựng thành công cho những trẻ em xung quanh con bạn.

Nguồn: songhanhphuc.net

Thư Thư