Những con người nhỏ bé; giản dị ấy lại chính là nhân vật đã viết nên những câu chuyện xúc động cho năm 2020 vừa qua. 

“Hiệp sĩ làng đại học”

Khu Đại học Quốc gia TP.HCM có lẽ đã quá quen thuộc với chú Minh “cô đơn”. Người đàn ông này tên thật là Nguyễn Văn Minh; 58 tuổi. Bên cạnh việc chở đồ miễn phí cho sinh viên bằng chiếc xe ba gác; chú Minh còn sửa chữa xe miễn phí cho mọi người. Đặc biệt; chú cũng là một “hiệp sĩ” được nhiều bạn sinh viên kính trọng; vì tham gia vào những pha bắt cướp xảy ra trong khu vực.

Thế nhưng; một chuyện không may đã xảy ra với chú Minh “cô đơn”; đó là chú bị trộm lấy mất chiếc xe ba gác. May mắn thay; cô gái chuyên làm từ thiện – Nguyễn Đỗ Trúc Phương (TP.HCM); đã kêu gọi ủng hộ được 65 triệu đồng. Số tiền này dành tặng cho chú Minh mua chiếc xe mới. Tuy nhiên; người đàn ông nghĩa hiệp này lại chỉ nhận món quà là chiếc xe ba gác. Còn số tiền còn lại; chú dành để mua 3 chiếc xe máy cũ tặng các bạn sinh viên nghèo.

Sửa xe miễn phí

 Anh Lê Thanh Tùng (43 tuổi) cũng mang đến một câu chuyện xúc động; với việc tốt đã làm gần 2 năm nay. Cứ hàng đêm, anh đều rong ruổi khắp các con đường huyết mạch của TP.HCM. Công việc của anh là chạy xe máy để đổ xăng; sửa xe miễn phí cho những người không may gặp sự cố. Số tiền anh bỏ ra mỗi tháng là khoảng 2 triệu đồng; số tiền này dùng để mua xăng, miếng vá, ruột xe, bugi, ic… Hầu như anh Tùng chạy xe đến 1h sáng mới về nhà ngủ. Có những hôm ít; anh sửa xe cho khoảng 3 người. Còn hôm nhiều nhất có thể lên đến gần 10 người. Những đêm đi mà không gặp ai; anh cũng buồn vì chắc chắn sẽ có người hỏng xe nhưng không gặp được họ để giúp đỡ.

Chuyến xe miễn phí

Anh Nguyễn Hoàng Anh (sinh năm 1980, Hà Nội) là một trong những thành viên của nhóm vận chuyển bệnh nhân miễn phí ở Hà Nội với hơn 50 tài xế, do anh Nguyễn Bình Minh và vợ điều hành. Nhóm được thành lập từ giữa tháng 6, chuyên chở miễn phí những bệnh nhân khó khăn. Hàng ngày, khi nhận được yêu cầu giúp đỡ đưa bệnh nhân từ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện 108 về quê, anh Minh sẽ liên lạc trong nhóm để tìm tài xế hỗ trợ. Trong trường hợp khẩn cấp, anh và vợ sẵn sàng vận chuyển người bệnh bất cứ lúc nào.

Quán cơm má Dung

Bà Dương Thị Kim Dung (66 tuổi) – chủ quán cơm gia đình nằm trên đường Nguyễn Sơn Hà (quận 3, TP.HCM) – được người xung quanh yêu mến khi nhiều năm cho các bạn sinh viên khó khăn ăn ở miễn phí tại nhà. Bà Dung tâm sự có những người bà nuôi ăn học suốt 6 năm, đến nay đã ra trường, có công việc ổn định và vẫn thường xuyên liên lạc hỏi han. Những sinh viên ở cùng thường gọi bà thân thương là “má Dung”.

Cặp vợ chồng phát cơm từ thiện

Gần 6 năm nay, dù trời nắng hay mưa, khoảng 15h từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần, vợ chồng chị Phương Dao và anh Nguyễn Thanh Cường – chủ tiệm cơm nằm trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP.HCM) – đều đứng trước cổng Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phát cơm từ thiện. Cả hai kết hôn cách đây 30 năm, có 3 người con trai. Chị Dao cho biết vợ chồng chị mở quán cơm được 10 năm, trong đó có 6 năm nấu cơm hỗ trợ người khó khăn.

Cây ATM gạo

Trong thời gian giãn cách xã hội, chứng kiến nhiều gia đình nghèo bị “đứt bữa” do dịch, ông Nguyễn Mạnh Hùng cùng đội ngũ tình nguyện viên đã thiết kế máy phát tự động để tặng khoảng 3 tấn gạo cho người nghèo ở Hà Nội. Sáng 11/4, nhiều người tới “cây ATM gạo” này, xếp hàng cách nhau 2 m để nhận gạo miễn phí.

Câu chuyện xúc động của cô chủ trọ

Ngày 3/8, ngay khi Đà Nẵng trở thành tâm dịch Covid-19 của cả nước, nhóm sinh viên thuê phòng tại khu trọ của chị Nguyễn Thị Thu Hạnh (phường Hòa Khánh Bắc, Đà Nẵng) đều được giảm 50% tiền phòng. Ngoài ra; câu chuyện sống đẹp của cô còn tiếp tục được kể khi cô mua gạo, mì gói, dầu ăn, khẩu trang mang tới hỗ trợ cho mọi người.

Nguồn: 24h.com.vn

Thư Thư