Không phải tự nhiên mà trẻ em tiểu học ở Nhật có thể tự bắt tàu điện hay bắt xe buýt đến trường một mình. Bởi đằng sau câu chuyện ấy là cách mà cha mẹ đã dạy cho trẻ bài học về tự lập. 

Kate Lewis là một nhà văn và là tiểu thuyết gia tự do người Mỹ; tuy nhiên gia đình cô đã chuyển đến sống ở Nhật.  Cô chia sẻ rằng khi đến với đất nước mặt trời mọc; bản thân cô vô cùng ấn tượng với nền văn hóa ở đây. Kate Lewis đã cố gắng học tiếng Nhật; ăn các món ăn bản địa như sushi. Và đặc biệt; điều khiến cô thích thú nhất là các con của mình đã được tiếp xúc với nền giáo dục ở xứ sở phù tang này. Sau một thời gian dài sinh sống ở Nhật; Kate đã rút ra 4 bí quyết giúp trẻ em Nhật biết tự lập từ rất sớm.

Học cách buông tay

Buông tay không phải là mặc kệ để con làm bất cứ thứ gì mình thích. Bài học này được thực hiện bằng cách cho những đứa trẻ được tự lập từ những thứ nhỏ nhất. Ở các trường mẫu giáo; vào ngày đầu tiên đến lớp, các bà mẹ sẽ được tham dự một buổi chia sẻ về phương pháp giáo dục này. Ngoài ra, các phụ huynh cần phải hợp tác với nhà trường; để tạo điều kiện cho trẻ tự lập hoàn toàn.

Người Nhật sẽ căn cứ vào độ tuổi của mỗi đứa trẻ để cho chúng tự làm những điều phù hợp. Và điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải biết “buông tay” đúng lúc. Cũng chính vì vậy mà khoảng 1,7% học sinh Nhật Bản sẽ tự đi xe buýt đến trường. Con số này được thống kê từ Tổ chức An toàn Quốc gia. Một số trường bắt buộc học sinh phải tự mình đến trường bằng cách đi bộ, đi xe đạp hoặc đi tàu. Thậm chí, họ đã quyết định cấm xe ô tô đưa đón trẻ đi học. Theo cách này, từng chút một, trẻ em Nhật đã xây dựng được tính độc lập.

Tuy nhiên, trẻ không phải dễ dàng có thể tự mình đến trường một cách an toàn như vậy được. Độc lập là một kỹ năng được dạy qua nhiều tuần thực hành. Cha mẹ sẽ dạy trẻ cách đi như thế nào, bắt xe buýt ở đâu, những tuần đầu tiên họ sẽ phải đi theo sau ở một khoảng cách nhất định để đảm bảo con mình an toàn đến trường. Sau một thời gian đủ cảm thấy con mình đã có thể tự đến trường được thì họ sẽ yên tâm không đi theo nữa.

Tin tưởng cộng đồng

Việc hình thành tính cách tự lập ở trẻ không chỉ dựa vào mỗi gia đình mà còn là sự chung tay góp sức từ cộng đồng. Khi nhìn thấy những đứa trẻ đi đến trường hoặc chơi một mình, họ không gọi cảnh sát mà thay vào đó là họ sẽ trông chừng chúng.

Điều tuyệt vời nhất là tại đoạn đường qua lại sẽ có một số ông bà tình nguyện dẫn trẻ qua đường, các biển báo chỉ định các cửa hàng an toàn trong trường hợp khẩn cấp, thậm chí cả tiếng chuông trong khu phố nhắc nhở trẻ em đi chơi về nhà vào chiều tối. Theo cách này, mọi người đều tham gia để đảm bảo trẻ em có thể độc lập và an toàn. Cha mẹ cũng từ đó mà cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Trách nhiệm đến cùng

Một trong những điều bắt buộc mọi đứa trẻ cần phải biết đó khi ở trường đó là tính trách nhiệm với mỗi hành động của mình. Nói một cách đơn giản, mỗi đứa trẻ đều phải học cách tự dọn dẹp đồ chơi của mình sau khi chơi xong.

Nếu ngay từ lúc mẫu giáo trẻ đã ý thức được và có thể tự dọn dẹp, sau khi vào tiểu học chúng có thể tự làm mọi thứ mà không cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của người khác.

Sự tự lập này thể hiện rất rõ khi trẻ bước vào trường tiểu học; nơi chúng sẽ thay phiên nhau dọn dẹp và tự phục vụ bữa trưa; thay vì trông đợi vào nhân viên bưng bê tới. Trẻ sẽ tự phân công lao động; tự chuẩn bị và dọn dẹp gọn gàng mọi thứ.

Tự lập là một bài học suốt đời

Tự lập là một hành trình rất dài; việc thấm nhuần kỹ năng này từ sớm sẽ mang tới sự tự tin rất lớn cho trẻ sau này. Những nhiệm vụ đơn giản như tự đến trường nếu trẻ được làm sớm; thì những khó khăn sau này chắc chắn sẽ tự mình vượt qua được.

Tại Nhật Bản; không khó để bắt gặp những đứa trẻ 4, 5 tuổi được cha mẹ giao nhiệm vụ đi mua hàng. Những việc nhỏ nhặt nếu trẻ có thể tự làm một mình; thì sẽ thúc đẩy rất tốt kỹ năng tự lập.

Nguồn: 24h.com.vn

Thư Thư