Lý trí là điều vô cùng cần thiết; có thể giúp người ta nhận định được đúng sai; dẫn con người đi đến thành công. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của lối sống này qua bài viết dưới đây.
Người lý trí có thể đối đãi chính xác với các loại cảnh ngộ nhân sinh
Nếu bạn bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc; thì sẽ rất dễ bỏ cuộc mỗi khi gặp khó khăn; họ dễ dàng mất phương hướng; thậm chí là mất cả niềm tin. Tuy nhiên; là một người lý trí; bạn sẽ hiểu rằng nghịch cảnh chính là đòn bẩy giúp người ta ngày càng tiến lên. Bên cạnh đó; họ cũng luôn giữ mình; thắng không kiêu, bại không nản; gặp thuận cảnh, đắc ý mà không kiêu căng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào; vẫn luôn giữ được sự bình tĩnh; tìm ra hướng đi đúng đắn thay vì cứ cố dằn vặt bản thân hay đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Khi làm việc; họ có thể giữ cho mình một cái đầu “lạnh”. Điều đó không có nghĩa là họ đặt công việc lên hàng đầu; và quên đi những vấn đề về tình cảm. Cảm xúc của họ vẫn sẽ được chi phối bởi lý trí; để họ biết cách cân bằng mọi thứ sao cho hợp lý nhất. Hãy thử gạt bỏ đi lòng tham; dục vọng; để tâm thanh tịnh và tự do sáng tạo. Khi đó người ta mới hoàn toàn gạt tỏ tư lợi để dành trọn tâm huyết cho công việc.
Dễ dàng học được cách bao dung người khác
Trong cuộc sống; chúng ta có thể phải đối mặt với chỉ trích; bịa đặt vô căn cứ. Khi ấy; điều cần thiết là khoan dung để quên đi những điều tiêu cực đó. Nếu quá để tâm vào những lời chỉ trích; bản thân sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi; chán nản. Một số người cho rằng, bao dung là nuông chiều sai lầm, là biểu hiện của kẻ yếu thế. Kỳ thực không phải như vậy mà trái lại, bao dung là biểu hiện của người lý trí và có tình yêu thương mạnh mẽ.
Nhường nhịn người khác, lấy đức báo oán không phải sợ người mà là một loại phong độ khiêm cung và cảnh giới cao thượng. Chỉ người có lòng dạ hẹp hòi, kẻ yếu, mất lý trí mới khó bao dung người khác. Chỉ người có lý trí mới lý giải được nỗi khổ riêng của người khác mà bao dung họ.
Lý trí mở ra cánh cửa trực giác
Hiểu được nỗi khổ của người khác là phải chú ý lắng nghe. Mà chú ý lắng nghe không phải chỉ là dùng tai để nghe mà càng phải dùng tâm để nghe, thậm chí dùng tất cả các giác quan của cơ thể để nghe. Khi ấy, người ta sẽ tỏa ra một loại năng lượng lớn mạnh hơn, thấu hiểu người khác hơn.
Một người có lòng dạ hẹp hòi, ánh mắt thiển cận thường quá nghiêm khắc với người khác bởi vì những xung đột mâu thuẫn trong nội tâm của người này vĩnh viễn không được giải thoát, khiến cho mối quan hệ giữa người và người trở nên căng thẳng, cách xử sự tùy tiện, rối loạn, mất lý trí, đồng thời cũng khiến bản thân sống trong u buồn.
Đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà suy nghĩ
Nguồn: songhanhphuc.net
Thư Thư