Bệnh béo phì được đo bằng chỉ số BMI, được tính theo công thức trọng lượng cơ thể/ bình phương chiều cao. Khi chỉ số cơ thể BMI của bé lớn hơn 23 là bé đang trong tình trạng bị béo phì. Bệnh không chỉ làm mất đi phom chuẩn của bé; mà còn dễ dàng bị tấn công bởi những căn bệnh nguy hiểm không ngờ khác.

Triệu chứng

• Trẻ có dấu hiệu tăng cân vùn vụt, không kiểm soát.

• Các hoạt động của trẻ trở nên ù lì, chậm chạp

• Trẻ luôn trong tình trạng thèm đồ ăn, luôn đòi ăn liên miệng.

Nguyên nhân

• Do gia đình của trẻ có mức sống cao; trẻ ít bù mẹ; dùng sữa ngoài; ít vận động: Dù thời nào đi chăng nữa, sữa mẹ vẫn là sữa tốt nhất; nhưng ngày nay có rất nhiều lý do ảnh hưởng nên trẻ em ngày càng ít được uống bằng sữa mẹ.

• Trẻ thường được gia đình cho tiếp cận sớm đồ ăn nhanh như: sữa hộp; bột dinh dưỡng; bánh kẹo; mì ăn liền; nước có gas, thuốc bổ,… đó là những đồ ăn dễ tăng cân

• Cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, chất béo.

• Trong bữa ăn bị máy điện thoại, tivi chi phối: các gia đình thường có xu hướng vừa cho bé ăn vừa coi truyền hình dẫn tới kéo dài bữa ăn.

• Học nhiều, ngủ ít: Thường xuyên ngủ trễ làm giấc ngủ giảm tác dụng, làm hại sức khỏe và ảnh hưởng việc tăng chiều cao.

Cách phòng chống

• Không uống đồ uống có gas.

• Hạn chế đồ ăn nhanh.

• Khuyến khích trẻ vận động, đi bộ, đạp xe đạp, chơi thể thao, bơi lội, thỉnh thoảng cả nhà nên đi dã ngoại.

• Giới hạn số giờ xem tivi, khi xem không ăn vặt.

• Tính nhu cầu năng lượng theo số cân phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời giảm bớt chất béo trong các bữa ăn.

• Cho ăn theo tháp dinh dưỡng (chú trọng vào rau, đậu, trái cây giàu vi chất và chất xơ, thịt nạc, cá, sữa ít béo…).

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa tăng là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày.

Triệu chứng

• Bụng đau quặn, đi cầu lỏng nhưng không phải đi xối xả.

• Phân có mùi hôi và kèm theo máu, chất nhầy.

• Có (hoặc không) nôn trớ.

• Sốt nhẹ, vật vã.

• Đau đầu, mệt mỏi.

Nguyên nhân

• Ăn phải thức ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh.

• Đối với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn chỉnh nên nếu thay đổi chế độ ăn đột ngột (từ ăn sữa hoàn toàn chuyển sang ăn thêm bột) dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng), tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ).

• Do phải dùng thuốc chữa bệnh như kháng sinh… gây đầy hơi, chướng bụng, phân sống.

Cách phòng chống

Để giải quyết tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cần đến một giải pháp với ba tác động cùng lúc là:

• Loại trừ chứng rối loạn tiêu hóa: Bằng cách bổ sung ngay cho trẻ hàng triệu men vi sinh có ích để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

• Khôi phục vị giác của trẻ: Kẽm và acid folic, là khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được, sẽ kích thích vị giác của trẻ, có được cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn…

• Gia tăng khả năng hấp thu: Cung cấp các vitamin và acid amin thiết yếu, tạo nên môi trường đường ruột thuận lợi, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất.

Những hệ lụy từ béo phì

1. Trẻ béo phì thường cảm thấy tự ti, cô lập, càng ngày sẽ càng chìm sâu vào chứng trầm cảm.

2. Chân có thể bị biến dạng, cong vòng.

3. Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao hoặc dư thừa quá mức chất insulin dẫn đến tiểu đường.

4. Một hậu quả khác là tăng huyết áp động mạch vành, có thể gây ra các chứng nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Bệnh hen suyễn cũng có thể phát sinh.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị suy dinh dưỡng; Trong đó, rối loạn tiêu hóa có thể là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp chiếm tới 30%.

Đọc nhiều tin tức hơn tại: Mỹ phẩm, Spa

Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống

Phạm Minh Thảo