Sáng tạo là điều vô cùng cần thiết để cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Nhiều người nghĩ rằng; sáng tạo là khả năng thiên phú; thế nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể khơi dậy sự sáng tạo thông qua một vài bí quyết dưới đây.
Học cách diễn đạt mạch lạc
Einstein, Edison, Coltrane, và O’Keefe được biết đến là những bậc thầy sáng tạo trong lĩnh vực của họ. Chính vì vậy họ đều trở thành những người uyên bác. Thế nhưng; trước khi có được điều đó, họ cũng là những người phải học hỏi và tiếp thu không ngừng. Ở thời đại của chúng ta; việc tìm kiếm bất cứ thông tin nào đều có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Google. Điều đó khiến nhiều người bị lệ thuộc quá mức vào công cụ tìm kiếm này. Hãy thử tưởng tượng; bạn bị gián đoạn mạch công việc mỗi khi cần tra cứu điều gì đó. Và khi đó chắc chắn rằng các ý tưởng sáng tạo của bạn cũng sẽ bị gián đoạn.
Để có thể dung nạp mọi kiến thức mình muốn; từ đó khơi dậy sự sáng tạo; hãy làm quen với việc diễn đạt một cách mạch lạc mọi vấn đề. Hãy cố gắng truyền đạt lại những gì bạn học theo một cách mới cho một người khác; thay vì cố gắng “copy – pate” một cách máy móc. Khi đó; bạn mới thực sự để đầu óc mình tự do sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo trong giới hạn cho phép.
Thực hành cởi mở
Cởi mở đồng nghĩa với mức độ sẵn sàng đón nhận các quan điểm và trải nghiệm mới mẻ của bạn. Những người sáng tạo thường có xu hướng cởi mở; để đón nhận cái mới. Điều đó không ngăn cản sự sáng tạo như nhiều người nghĩ; mà trái lại nó tạo dựng cho mỗi người thói quen đón nhận các ý tưởng mới; thay vì cứ cố lập trình theo lối cũ. Khi bạn gặp một ý tưởng mới, hãy lắng nghe hoặc đọc kỹ nhưng đừng vội phản ứng ngay lập tức. Thay vào đó, hãy để nó sang một bên và ngày hôm sau hãy xem xét lại. Khi đọc lại, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc hơn do ‘hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên’. Hiệu ứng tâm lý này cho thấy chúng ta thường có cảm tình hơn với những gì đã từng được ‘tiếp xúc’ trước đó. Hãy để sự quen thuộc đó giúp bạn cởi mở hơn trước những quan điểm mới.
Luôn đặt câu hỏi mới
Khía cạnh thứ ba của tính sáng tạo đó là mọi ý kiến bạn có đều được lấy ra từ trí nhớ. Bất cứ khi nào bạn muốn nhìn nhận một vấn đề hay một tình huống theo một cách khác, bạn phải hỏi trí nhớ của mình một câu hỏi khác. Những người sáng tạo nhất không ấn định một cách nhìn vấn đề duy nhất. Thay vào đó, họ luôn tìm những cách mô tả mới đối với vấn đề đó và để trí nhớ của họ lục tìm những thông tin giúp giải quyết vấn đề.
Càng đặt ra nhiều những câu hỏi khác nhau thì họ càng có nhiều ý tưởng sáng tạo. Một bài tập dễ để thực hành đặt câu hỏi là hãy nghĩ về một vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết. Lúc này hãy tự hỏi liệu những người bạn của bạn sẽ tiếp cận vấn đề đó như thế nào. Hãy tưởng tưởng một người ở nước khác cùng gặp vấn đề như bạn. Liệu họ có đồng quan điểm với bạn?
Nguồn: songhanhphuc.net
Thư Thư