Việc tranh luận, cãi vã là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hôn nhân. Thế nhưng làm thế nào để những tranh luận đó đi đến thỏa thuận chung chứ không phải là rời xa nhau. Hãy tìm hiểu 5 nguyên tắc sau đây để tránh những xung đột trong cuộc sống thường ngày nhé.
Không nên tranh luận lúc nóng giận
Rất ít người không biết kiềm chế cơn nóng giận; chính vì vậy những lúc này tốt nhất là hãy giữ im lặng một chút. Thời gian là thứ sẽ giúp chúng ta nhìn nhận lại mọi việc; và từ đó có những cách giải quyết hợp lý hơn. Biết đâu; sau một buổi tối suy nghĩ; hai vợ chồng có thể hóa giải những hiểu lầm trước đó. Và chắc chắn cuộc trò chuyện vào sáng hôm sau sẽ hạn chế thấp nhất việc gây tổn thương cho đối phương.
Chọn thời điểm để nói chuyện
Mỗi người luôn có những quan điểm sống cũng như nhận định về một vấn đề khác nhau. Chính vì thế mà cuộc sống hôn nhân chắc chắn sẽ có những quan điểm đối lập. Vấn đề có thể là trong công việc, gia đình, cách chăm sóc con cái. Những lúc như vậy; không phải cứ thoải mái bày tỏ quan điểm là sẽ giải quyết được mọi việc. Hãy khéo léo chọn thời điểm thích hợp; có thể là vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối khi cả hai đã tạm gác lại công việc. Bí quyết trong khía cạnh này chỉ đơn giản là những lúc tinh thần họ đang trong lúc thoải mái nhất; họ sẽ dễ dàng lắng nghe ý kiến của mình hơn.
Biết lắng nghe
Lắng nghe cũng là một nghệ thuật và trong giao tiếp giữa vợ chồng nó càng trở nên cần thiết. Lắng nghe để hiểu nhau hơn, để đưa ra được giải pháp. Vậy nên khi bạn nói xong mà đối phương muốn bày tỏ quan điểm thì đừng ngắt lời, đừng phòng thủ mà hãy thử đặt mình vào vị trí của anh ấy.
Bạn không nhất thiết phải đồng ý, nhưng hãy cố gắng lắng nghe để hiểu quan điểm của người đối diện. Một khi anh cảm thấy bạn có lắng nghe, có sự tôn trọng khả năng nhiều là anh cũng sẽ sẵn sàng lắng nghe lại câu chuyện của bạn.
Nói chuyện chân thành
Có thể mở đầu bằng cách khen và nhìn vào những điểm tốt của anh ấy trước. Nhưng nhớ là nên nói một cách chân thành chứ đừng giả tạo. Khi bạn làm điều này, thay vì đề cao cảnh giác, anh ấy sẽ cởi mở để lắng nghe. Lúc nói chuyện bạn nên tập trung vào chia sẻ cảm xúc, tránh sự đổ lỗi hoặc dẫn dắt câu chuyện theo hướng ai sai hay đúng. Đó là nguyên tắc “vàng” trong hôn nhân. Khi anh cảm nhận được điều đó, anh sẽ đề cao cảnh giác và có nhiều khả năng sẽ chống trả, điều đó dễ khiến cuộc nói chuyện kết thúc nhanh chóng mà hai bạn vẫn chưa tìm ra được hướng giải quyết cho vấn đề
Đảm bảo người nghe hiểu đúng ý
Để đảm bảo rằng người đối diện hiểu đúng thông điệp, sau khi nói xong bạn nên dừng lại một chút và dành thời gian để hỏi ngược lại. Nếu anh ấy nói điều gì đó, bạn lặp lại những gì bạn đã nghe, hỏi xem anh ấy có cảm thấy bạn đã hiểu thông điệp của anh đưa ra không.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/
Thư Thư