Ở trong tất cả các món ăn của người tây Nguyên không thể nào thiếu một thứ; đó chính là ớt. Quả luôn luôn có mặt trong tát cả các món ăn từ món nướng, món xào, món chiên cho tới các món luộc, món canh.
Không đơn thuần chỉ là gia vị
Cây ớt được nuôi trồng ở mảnh đất gió nắng ở Tây Nguyên luôn có vị khác ở tất cả các vùng. Ớt ở đây có vị cay thanh, có mùi rất thơm và đượm chất riêng. Người ăn được ớt cay, khi ngậm trong miệng tinh tế có thể cảm nhận được vị ngọt xen vị chua nhẹ cả vị chan chát, thanh thanh. Nó tạo ra một chất riêng không giống như các vị cay xé lưỡi ở miền xuôi hay ngọt ngọt cử xứ lạnh. Không những thế ớt ở đây còn có vị đắng; vì thế nó có thể đánh lừa vị giác vừa có thể kích vị giác rất là cao.
Trong bữa ăn, ăn kèm với ớt sẽ dễ ăn hơn rất là nhiều; nó giúp món ăn trở nên ngon hơn; đậm đà hơn. Đó chính là lý do vì sao trong tất cả các món ăn của người Tây Nguyên không thể thiếu ớt.Thậm chí; người Tây Nguyên còn coi quả này là một món ăn riêng; chứ không đơn thuần chỉ là gia vị. Món ớt xanh giã với muối hột; một món ăn rất thông dụng; rất phổ biến ở Tây Nguyên là ví dụ.
Mọc ở nơi càng cao, khí hậu và thổ nhưỡng càng thanh sạch; thì ớt càng có nhiều vị ngon; vị thanh; vị nồng; vị cao khiết. Tinh túy của đất trời cao nguyên lồng lộng nắng gió đã lặn hết vào bên trong trái ớt; khiến cho quả được toát ra vị chân thật; ngay thẳng và bao dung như chính tính cách con người nơi đây vậy.
Thành phần dinh dưỡng của ớt
Ớt rất giàu vitamin C, vitamin A, vitamin B6, vitamin E, kali, mangan và flavonoid – có đặc tính chống oxy hóa.
Vậy ăn ớt có tác dụng gì?
Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học California, Khoa Y Los Angeles cho thấy chất capsaicin trong ớt có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng capsaicin có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh ung thư, bao gồm cả việc kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt. Chống lại bệnh cúm, cảm lạnh và nhiễm nấm Ớt có chứa β-carotene và chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chống lại cảm lạnh, cúm khi thời tiết thay đổi hoặc mùa đông đến.
Giảm axit dạ dày
Chất Cayenne trong ớt cũng giúp loại bỏ axit trong dạ dày. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Food Science and Nutrition Review”, ớt giúp hệ thống đường ruột hoạt động tốt hơn và điều chỉnh lượng đường trong máu; nó cũng giúp hệ tiêu hóa tống vi khuẩn và độc tố ra khỏi cơ thể. Hỗ trợ giảm cân Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “PloS One” cho thấy một người ăn nhiều ớt cay hơn vào bữa sáng sẽ tạo ra ít cảm giác thèm ăn hơn, do đó mọi người tiêu thụ ít calo hơn trong ngày. Ớt còn đốt cháy mỡ thừa, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và chống béo phì.
Cung cấp vitamin A, vitamin E
Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực, chức năng thần kinh và làn da khỏe mạnh; nó là một chất chống oxy hóa làm giảm viêm. Vitamin A trong ớt rất tốt cho sức khỏe và tuổi thọ, tốt cho mắt, tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Vitamin E trong ớt có khả năng cân bằng cholesterol, chống lại các gốc tự do, phục hồi da hư tổn, cân bằng nội tiết tố, phục hồi làn da mỏng manh và tóc hư tổn, cải thiện thị lực.
Đọc nhiều tin tức hơn tại: Mỹ phẩm,Spa
Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống
Phạm Minh Thảo