Nhiều chuyên gia làm đẹp dự báo, tái phục hồi sau đại dịch COVID-19, Hàn Quốc sẽ có nguy cơ sụp đổ ngàng công nghiệp mỹ phẩm. Đây được xem là một sự tổn thất nặng nề cho kinh tế của xứ sở kim chi.
Ngành công nghiệp này được ví như “máy hút tiền” của nước Hàn Quốc này. Nhu cầu làm đẹp không chỉ có giới nghệ sĩ chú trọng, mà phần lớn người dân Hàn đều quan tâm. Từ các đối tượng có thu nhập trung bình đến những tần lớp cao hơn. Ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Hàn sản xuất đa dạng chủng loại; phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Có mỹ phẩm chỉ vài chục nghìn đồng; cũng có loại đắt đỏ đến hàng trục triệu đồng (tính theo tiền Việt).
Thế nhưng, ngành công nghiệp hàng đầu này lại đang có nguy cơ sụp đổ sau COVID-19. Kinh tế suy thoái do dịch bệnh gây ra; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; người dân có nhiều sự quan tâm về cơm áo gạo tiền hơn là nhu cầu làm đẹp. Vì vậy, mỹ phẩm sản xuất ra thị trường không còn được tiêu thụ nhiều như xưa. Nhiều ông lớn trong ngành công nghệ làm đẹp này cũng tuột dốc. Vài năm trước, Suh Kyung-bae là người giàu thứ 2 ở Hàn Quốc. Thế nhưng theo số liệu báo cáo vừa quan, ông đã tuột xuống Top 10.
Thời kỳ đỉnh cao của công nghiệp mỹ phẩm Hàn
Từ năm 2010 đến năm 2014, các công ty nước ngoài đã chi ít nhất 215 triệu USD để mua lại các công ty mỹ phẩm ở xứ kim chi; theo một báo cáo tháng 9 của Samjong KPMG. Trong 5 năm sau đó, quốc gia này trở thành nhà xuất khẩu sản phẩm làm đẹp lớn thứ 4 trên thế giới và khối lượng giao dịch đã tăng lên 5 tỷ USD; không bao gồm các giao dịch bảo đảm không được tiết lộ. Estee Lauder Cos thâu tóm Công ty Have & Be – được biết đến rộng rãi với dòng sản phẩm Dr.Jart , vào tháng 11/2019. Thương vụ trị giá 1,1 tỷ USD đó đã biến nhà sáng lập ChinWook Lee thành tỷ phú.
Trong khi đó, quỹ đầu tư Goldman Sachs Group Inc mua cổ phần thiểu số của GP Club Co; nổi tiếng với mặt nạ đắp mặt; đưa người sáng lập Kim Jung-woong trở thành một trong những người giàu nhất đất nước. Unilever Plc, L’Oreal SA và các công ty đa quốc gia khác cũng có cổ phần trong các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc; tạo ra lợi nhuận lớn cho những người sáng lập.
Đại dịch đã tác động nặng nề đến trào lưu “K-beauty” ở Hàn
Đại dịch đã giáng một cú đúp vào trào lưu “K-beauty”. Giãn cách xã hội và làm việc từ xa làm giảm nhu cầu trang điểm; dẫn đến việc đóng cửa các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Theo công ty nghiên cứu thị trường Mintel; doanh số bán lẻ đồ làm đẹp ở Mỹ; thị trường xuất khẩu số 3 của Hàn Quốc; có thể giảm hơn 7% vào năm 2020.
Đối với Hàn Quốc, các hạn chế đi lại do COVID-19 cũng đã cắt đứt dòng khách du lịch Trung Quốc; và các nhà buôn lẻ chuyên mua hàng miễn thuế với số lượng lớn để đem về bán trong nước. Ngoài ra, khách hàng Trung Quốc tiếp cận nhiều hơn với các thương hiệu toàn cầu khác; và ngày càng quan tâm đến các sản phẩm nội địa.
Cả Have & Be và GP Club đều không công bố thông tin tài chính cho năm 2020. Kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của GP Club từ năm 2019 vẫn chưa được dời lại. Đối với Amorepacific, doanh thu hợp nhất trong chín tháng đầu năm 2020 giảm 23% xuống 3,7 ngàn tỷ won (3,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình; tập đoàn công bố kế hoạch nghỉ hưu tự nguyện; nhắm vào những nhân viên đã làm việc hơn 15 năm. Công ty từ chối bình luận về tương lai của mình hoặc về tài sản cá nhân của Suh.
Theo Vietgiaitri
Bảo Vân