Trong suốt thời gian mang thai, các mẹ bầu thường sinh hoạt hàng ngày hay hoạt động đi lại khó khăn khăn hơn lúc bình thường. Tuy nhiên việc đi lại hay tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn giúp cho quá trình sinh nở của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn; không nhưng thế nó còn giúp giảm đau đẻ; giảm triệu chứng thai nghén; tăng huyết áp thai kỳ cũng như phòng ngừa tiểu đường; giúp bé sinh ra được khỏe mạnh hơn.
Trong quá trình mang thai kết hợp các động tác thể dục có thể giúp em bé có một khởi đầu khỏe mạnh.
Nếu bạn đã và đang có bầu, xin chúc mừng bạn; bạn thật may mắn. Quan điểm của ngày xưa hay các thế hệ trước đều nghĩ rằng, trong suốt quá trình thai kỳ; bạn nên ngồi xuống và thư giãn; không nên hoạt động nhiều đặc biệt là đôi chân. Tuy nhiên quan điểm này đã được thay đổi trong xã hội hiện đại ngày nay. Giờ đây, người ta không còn những quan điểm cổ hủ ngồi uống trà xem tivi nữa.
Bây giờ, việc thường xuyên tập thể dục các bài tập nhẹ nhàng cho các mẹ bầu đang được khích lệ rất nhiều; các bài tập tốt không chỉ giúp mẹ bầu duy trì được năng lượng và tinh thần vui vẻ; mà còn giúp cho giấc ngủ của mẹ được ngon, sâu hơn; giúp phòng tránh tăng thừa cân; tăng cường thể lực và sự dẻo dai.
Tập thể dục đều đặn trong khi mang thai có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, sức chịu đựng cũng như sức khỏe tổng thể. Duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tăng cân lành mạnh có thể giảm các triệu chứng mang thai thường thấy như đau tim hay buồn phiền, đau lưng vùng dưới, mệt mỏi, táo bón và thậm chí giúp bạn bớt bị đau đẻ.
Trước khi thực hiện các bài tập trong lúc có bầu, trước hết bạn nên xin tư vấn của bác sĩ sản khoa đang theo dõi bạn. Nếu bạn đang tập luyện đều đặn và mang thai khỏe mạnh, việc tập luyện sẽ không phải là vấn đề nếu bạn tập luyện ở mức độ nhẹ nhàng vừa phải. Bạn có thể điều chỉnh mức độ tập luyện theo chu kỳ mang thai 3 tháng một. Nếu bạn không tập luyện đều đặn 3 lần 1 tuần trước khi mang thai, bạn đừng nên chọn ngay dạng tập luyện mới và phải dùng sức. Hãy bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng từ từ.
Lợi ích tuyệt vời của tập thể dục với phụ nữ mang thai
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ mang thai khỏe mạnh tập thể dục trong suốt quá trình mang thai có thể có những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như sau:
– Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp thai kỳ
– Ít bị sinh non và đau đẻ sớm
– Quá trình sinh con sẽ diễn ra nhanh hơn
– Dễ sinh con tự nhiên hơn (nên tỷ suất sinh mổ thấp hơn)
– Ít phải dùng liệu pháp giảm đau khi đẻ hơn
– Hồi phục sau sinh mau hơn
Lưu ý đối với các bà bầu
Tránh các bài tập phải tỳ vào bụng hay bài tập mặt phẳng lưng sau 3 tháng đầu mang thai.
Cần uống đủ nước hoặc nước hoa quả trước, trong quá trình tập và sau khi tập thể dục.
Tránh quá nóng nực và ra mồ hôi nhiều, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, khi thai nhi đang trong quá trình phát triển quan trọng nhất.
Ngừng tập luyện ngay nếu bạn thấy mệt, thấy đau thường xuyên hay bị chảy máu âm đạo. Kiểm tra sức khỏe với bác sĩ thai sản nếu co bóp thường xuyên xảy ra hơn 30 phút sau khi tập thể dục (có khả năng là dấu hiệu sinh non).
Tránh động tác tập tạ nặng và các bài tập dùng sức nhiều.
Tránh các bài tập áp suất không khí nhiều như nhảy dù hay lặn biển (trừ khi bạn là vận động viên chuyên nghiệp hay đã quá quen hoặc có thể thích nghi với các bài tập đó).
Không được tăng cường độ luyện tập so với lúc trước khi mang thai.
Các dạng bài tập an toàn nhất và tốt nhất dành mẹ bầu
Dạng bài tập tốt nhất khi mang thai:
– Là bài tập giúp tăng nhịp tim đều đặn và cải thiện lưu thông máu
– Giúp bạn năng động và uyển chuyển
– Hỗ trợ tăng cân lành mạnh và ngăn ngừa tăng cân quá nhiều bằng cách đốt cháy calorie
– Chuẩn bị cho cơ bắp sẵn sàng khi sinh nở
– Dạng bài tập này cũng không khiến cơ thể bạn cảm thấy nặng nề.
Hướng dẫn cơ bản khi tập thể dục dành cho mẹ bầu
– Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, mặc áo lót thoải mái dành cho bà bầu.
– Chọn giày phù hợp được thiết kế hỗ trợ dành cho môn thể dục mà bạn đang tập. Điều này giúp bạn tránh chấn thương.
– Nên tập luyện ở bề mặt phẳng, đảm bảo cân bằng để tránh chấn thương.
– Ăn lần cuối ít nhất 1 tiếng trước khi tập thể dục, để tránh bị đau dạ dày.
– Nên đứng dậy chậm rãi và từ từ để tránh bị chóng mặt.
– Không bao giờ được tập đến mức mệt mỏi. Bạn có thể nói chuyện bình thường trong khi tập luyện. Đặc biệt không được gắng sức quá, nên tập luyện nhẹ nhàng và từ tốn.
Đọc nhiều tin tức hơn tại: Mỹ phẩm, Spa
Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống
Phạm Minh Thảo